ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024

Sáng nay ngày 02/4/2024, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại TP.HCM.

Theo thông báo của Ban kiểm tra tư cách cổ đông, tại thời điểm 8h30, có 142 cổ đông tham dự đại diện và uỷ quyền cho hơn 82% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của VIB.
ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 1.

Đại diện Ban kiểm tra tư cách cổ đông tại ĐHCĐ VIB

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VIB cho biết, trong bối cảnh kinh tế quốc tế và thị trường kinh doanh trong nước có nhiều thách thức, Ngân hàng Quốc tế đã kết thúc năm tài chính với kết quả tích cực trong nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu thị trường ở những mảng kinh doanh trọng yếu, cùng với các chỉ tiêu tài chính khả quan, phát triển mạnh mẽ cơ sở khách hàng và tiếp tục là thương hiệu được khách hàng tin cậy, được Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức định chế lớn, các hãng xếp hạng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao. Những kết quả này một lần nữa khẳng định những bước đi đúng đắn trong chiến lược phát triển mạnh mẽ và bền vững của VIB.

Năm 2024 sẽ tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện kinh doanh mới, VIB sẽ tập trung phát triển hoạt động kinh doanh theo định hướng lấy chất lượng và an toàn làm nòng cốt, với những giải pháp sáng tạo hướng đến khách hàng, chú trọng nền tảng công nghệ và ngân hàng số, vun đắp uy tín thương hiệu, đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tuân thủ và quản trị rủi ro vững mạnh.

Trong Phiên họp thường niên của Đại hội đồng Cổ đông năm nay, các cổ đông VIB sẽ cùng thảo luận và thông qua các Báo cáo, Tờ trình được trình bởi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát như chương trình nghị sự và tài liệu đã được gửi tới các cổ đông.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 2.

Ông Đặng Khắc Vỹ báo cáo tình hình hoạt động 2023 và kế hoạch 2024 của VIB

Hiệu quả kinh doanh ở top đầu ngành, lợi nhuận tăng trưởng trung bình 48%/năm trong 7 năm chuyển đổi

Theo báo cáo của HĐQT do chủ tịch Đặng Khắc Vỹ trình bày tại ĐHĐCĐ, sau 7 năm của hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 48%/năm trong suốt giai đoạn 7 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25%, top đầu ngành trong nhiều năm liên tiếp. Các chỉ số về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí đều vượt trội so với trung bình top 10 ngân hàng niêm yết.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 3.

Tỷ trọng bán lẻ tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng, lên tới 85%

Nhất quán với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ top đầu ngành với tỷ lệ hơn 85% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng.

Trong năm 2023, với chiến lược Dẫn đầu xu thế thẻ, VIB tiếp tục cho ra mắt thị trường nhiều dòng thẻ mới với các tính năng sản phẩm vượt trội và lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam. Sau 6 năm, tổng số thẻ tín dụng lưu hành đạt hơn 700.000 thẻ, tăng gấp 8 lần cùng chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng hơn 10 lần, đạt mốc tổng chi tiêu 4 tỷ đô la trong năm 2023, duy trì vị thế top đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 4.

Hệ sinh thái ngân hàng số VIB tiếp tục mở rộng, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng, góp phần quan trọng giúp VIB tăng thêm 1 triệu khách hàng mới trong năm 2023. Số lượng giao dịch trên nền tảng số đạt hơn 300 triệu giao dịch, tăng hơn 130% so với năm 2022 và tăng 60 lần sau 7 năm, đưa tỷ lệ giao dịch qua kênh số chiếm đến 94% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 5.

Quản trị rủi ro vững mạnh, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao

Theo báo cáo của HĐQT, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với hơn 85% cho vay bán lẻ. Bên cạnh mức độ phân tán rủi ro tốt nhất thị trường, VIB cũng thể hiện khẩu vị rủi ro thận trọng trong đó các lĩnh vực có rủi ro tiềm ẩn cao, danh mục cho vay BOT, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều bằng không trong 4 năm qua.

Trong năm 2023, NHNN tiếp tục xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số NHNN đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 6.

Định hướng chiến lược và kinh doanh 2024

Theo chủ tịch VIB, Ngân hàng đã đặt lộ trình chuyển đổi 10 năm, với tầm nhìn “trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam” và định vị là “ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và quy mô” và “ngân hàng đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp và định chế tài chính”. Trong 7 năm đầu của lộ trình, VIB đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lợi nhuận trước thuế là 48%, song song với việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh, giá trị của thương hiệu ở nhiều năm tiếp theo.

Các mục tiêu chuyển đổi chiến lược đã được truyền thông một cách nhất quán và triển khai toàn diện, hiệu quả. Mục tiêu này bao gồm: Tăng trưởng hàng năm (CAGR) về các chỉ tiêu kinh doanh cho vay, huy động, thẻ, bảo hiểm và cơ sở khách hàng 20%-30%/ năm trong 10 năm chuyển đổi; Tăng trưởng hàng năm (CAGR) về doanh thu và lợi nhuận kép 20%-30%/năm; Gia tăng bền vững vốn hóa thị trường.

Để đạt được các mục tiêu quan trọng này, trong năm 2024, Ngân hàng sẽ tập trung vào những định hướng chiến lược sau: Các giải pháp khách hàng và sản phẩm sáng tạo và vượt trội; Công nghệ và Ngân hàng số xuất sắc; Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế; Quản trị rủi ro và tuân thủ vững mạnh.

Trên cơ sở định hướng chiến lược giai đoạn 2024-2026 và nhận định về môi trường kinh doanh năm 2024, HĐQT đề xuất cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với những chỉ tiêu chính như sau: Lợi nhuận trước thuế: 12.045 tỷ đồng, tăng 13% so với 2023; Tổng tài sản: 492.000 tỷ đồng, tăng 20%; Tổng dư nợ tín dụng: 320.600 tỷ đồng, tăng 20%; Huy động vốn: 315.200 tỷ đồng, tăng 21%; Tỷ lệ nợ xấu: dưới 3%. Trong đó, mức tăng trưởng Tổng tài sản, Tổng dư nợ tín dụng và Huy động vốn có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được NHNN cho phép.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 7.

Thay mặt Ban điều hành, ông Hồ Vân Long, Phó Tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc tài chính VIB đã báo cáo cổ đông về báo cáo tài chính 2023 đã được KPMG kiểm toán. Trong các nội dung báo cáo cổ đông đáng chú ý có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VIB tăng liên tục qua các năm và giảm nhẹ trong năm 2023, ông Hồ Vân Long cho biết đó là do năm vừa qua VIB được NHNN chấp thuận chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% nên làm giảm nhẹ CAR. Năm nay, hi vọng cổ đông đồng thuận thì VIB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên mức gần 30.000 tỷ đồng, qua đó sẽ nâng CAR lên và VIB cũng dự kiến sẽ duy trì mức CAR bền vững quanh mức 12% trong các năm tới.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 8.

Ông Hồ Vân Long báo cáo tại đại hội

Kế hoạch tăng vốn điều lệ và chia cổ tức 

Ông Hồ Vân Long tiếp tục trình bày về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023. Theo đó, sau trích lập các quỹ, VIB còn hơn 7.600 tỷ đồng để có thể chia cổ tức, vì vậy HĐQT trình cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 12,5% cổ tức tiền mặt và 17% cổ phiếu thưởng. Riêng về cổ tức tiền mặt, trong 3 tháng đầu năm nay VIB đã tạm ứng cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 6%.

Trong năm nay, VIB cũng sẽ tăng vốn điều lệ lên 29.791 tỷ đồng, tăng 17,44% so với năm trước thông qua chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ tương ứng.

Về cơ sở của đề xuất tăng vốn, HĐQT cho rằng tăng vốn là cần thiết với VIB để: Nâng cao năng lực tài chính, tạo nền tảng để phát triển hệ thống công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ, nhân sự, mở rộng mạng lưới chi nhánh, thị phần và quy mô hoạt động của ngân hàng; Đảm bảo tuân thủ, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; Bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng và đầu tư tài sản thanh khoản của Ngân hàng.

Tỷ lệ chia cổ tức cao và cân bằng đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho Ngân hàng cũng như tạo nguồn lực để ngân hàng tiếp tục các kế hoạch tăng trưởng.

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 9.

10h30, Đại hội cổ đông VIB bước vào phiên thảo luận

Cổ đông hỏi: (1) Tình hình tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm của VIB thế nào trong bối cảnh toàn hệ thống sụt giảm? Chất lượng tín dụng ra sao; Tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm khách hàng SME (đang được VIB đẩy mạnh) ra sao?

(2) Ảnh hưởng của Banca sau vụ lùm xùm ở Manulife có ảnh hưởng gì đến VIB không, hướng xử lý của VIB đối với mảng này ra sao?

(3) Sau vụ lùm xùm của Eximbank về thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến VIB?

(4) Tỷ lệ Casa của VIB còn thấp so với các ngân hàng thương mại hàng đầu. VIB có hướng nào cải thiện Casa để tăng NIM?

ĐHĐCĐ VIB: Chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu tổng tỷ lệ 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỷ đồng trong năm 2024- Ảnh 10.

Thay mặt Ban điều hành, ông Hồ Vân Long, Phó TGĐ thường trực trả lời một số nội dung. Ông Long cho biết, tăng trưởng tín dụng của VIB cũng ở mức tốt so với toàn ngành. Về chất lượng tín dụng, VIB đang kiểm soát chặt chẽ, năm nay kiểm soát dưới 2%. Về thẻ tín dụng, suốt những năm qua VIB đã bền bỉ xây dựng và dẫn đầu xu hướng, VIB làm việc minh bạch, rõ ràng nên không bị ảnh hưởng bởi diễn biến thị trường. Về Casa, năm qua Casa của VIB tăng trưởng hơn 20%, các nguồn huy động giá rẻ của VIB cũng tăng mạnh giúp ngân hàng giảm giá cho vay xuống mức rất hấp dẫn.

Ông Hàn Ngọc Vũ, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc trả lời về Banca. Ông Vũ cho biết VIB đều rất quan tâm thực hiện theo quy định của Nhà nước. Ưu tiên hàng đầu của VIB là không để lùm xùm xảy ra, việc huấn luyện, đào tạo, quản lý đối với cán bộ nhân viên được triển khai thường xuyên và tạo thành quy trình để CBNV phải tuân thủ theo quy trình. Song song đó VIB cũng thanh tra, giám sát thường xuyên để phát hiện, nếu có sai phạm thì sẽ xử lý kịp thời và nghiêm minh. Hiện VIB và Prudential đang hợp tác về Banca, bên Prudential đã có bộ quy định về ứng xử với khách hàng (là đơn vị đầu tiên có bộ quy định như vậy) để không chỉ quản lý tiêu chuẩn đáp ứng quy định của pháp luật mà những gì ứng xử tốt đẹp nhất của cán bộ nhân viên với khách hàng cũng đều được áp dụng.

Ông Hà Hoàng Dũng, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro VIB trả lời thêm về khẩu vị rủi ro, cho biết VIB rất thận trọng trong khẩu vị rủi ro, thời gian qua chủ động tăng trích lập dự phòng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, năm nay tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2%.

Ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch VIB bổ sung, làm rõ thêm các câu trả lời của đại diện Ban điều hành.

Cổ đông tiếp theo hỏi HĐQT VIB chia sẻ mô hình vận hành của VIB, đặc biệt là cấu trúc tương tác của HĐQT với ban điều hành và những điểm nhấn về mặt chiến lược mà HĐQT định hướng cho BĐH trong giai đoạn mới?

Ông Đặng Khắc Vỹ thay mặt HĐQT trả lời.

Hằng Kim

An ninh Tiền tệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *